Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Chuyện ít biết về hai nữ tướng dân tộc thiểu số dưới trướng Nguyễn Nhạc
Ngay từ khi anh em Nguyễn Nhạc phất ngọn cờ đào Tây Sơn nổi dậy khởi nghĩa vào năm Tân Mão (1771), dần dần lực lượng này ngày càng lớn mạnh, có sự tham gia của đông đảo dân chúng.

 



Trong hàng ngũ nghĩa quân không chỉ có người Kinh mà còn có người Chăm, các sắc dân người Thượng …, đặc biệt có hai nữ tướng người thiểu số đã có nhiều đóng góp cho anh em Tây Sơn trong thời kỳ dựng nghiệp.

 

Nữ tướng hậu cần trở thành vợ "người Trời"

 

Từ trước khi phất cờ khởi nghĩa, Nguyễn Nhạc đã nhiều lần đến các vùng đất của Tây Nguyên, danh nghĩa để buôn trầu, mua gỗ, mua ngựa… nhưng thực ra là tìm cách kết thân với nhiều cộng đồng dân tộc ở đây trong đó có người Bana, vận động họ tham gia ủng hộ mình.

 

Với sự khôn khéo và chính sách thân thiện, Nguyễn Nhạc và những người em của mình đã chiếm được tình cảm quý mến của người dân Tây Nguyên, họ gọi ông là Tơ Mo Bok (có nghĩa là người Trời, vua Trời). Thậm chí một tù trưởng đã gả con gái tên là Ya Dố cho ông làm vợ

 

Ya Dố (có sách chép là Yă Đố) con gái một vị tộc trưởng người dân tộc Bana ở plây (làng) Đê H’Mâu thuộc khu vực rừng núi Mộ Điểu (nay thuộc xã Đông, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) là một thiếu nữ trẻ tuổi, xinh đẹp, nhưng có tài tổ chức thạo việc làm ruộng rẫy và có uy tín với dân chúng nhiều buôn làng.

 

Người vợ Bana này đã đóng góp công sức không nhỏ cho nghĩa quân Tây Sơn thuở ban đầu, không chỉ đưa anh em Nguyễn Nhạc đi kết giao với các tù trưởng người Xê đăng, Gia Rai, H’rê… mà còn giúp chiêu mộ quân lính thuộc các dân tộc Tây Nguyên.

 

Từ đó, gây dựng lực lượng lớn. Ngoài ra, bà còn tổ chức một đội ngũ lao động vỡ đất, khai hoang ở nhiều nơi để trồng khoai, bắp, mía, cam, mít… làm lương thực nuôi quân trong những năm tháng hoạt động ở địa bàn vùng thượng đạo nên Ya Dố được gọi là Cô Hầu đốc tướng.

 

Đến nay dấu tích về những cánh đồng ấy vẫn còn ở nhiều vùng, như tại khu rừng Mộ Điểu xưa, nay thuộc làng Tú Thủy, xã Nghĩa An, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai vẫn được người dân gọi là "cánh đồng cô Hầu" để ghi nhớ những đóng góp của bà. Thơ ca dân gian đến nay còn lưu truyền nhiều câu có nhắc đến bà nữ tướng hậu cần của quân Tây Sơn, như câu:

 

Cánh đồng cô Hầu,

 

Đàn trâu ông Nhạc.

 

Ngựa lạc vang lừng,

 

Voi dừng Tượng Đẫm.

 

Ghi nhận công trạng của Ya Dố, năm Mậu Tuất (1778) sau khi lên ngôi hoàng đế và lấy niên hiệu là Thái Đức, Nguyễn Nhạc đã phong cô Hầu làm Thứ phi.

 

Mặc dù được sủng ái, được Chánh cung hoàng hậu Trần Thị Huệ đối đãi thân tình như chị em ruột thịt nhưng cuộc sống chốn cung cấm với nghi lễ ràng buộc không phù hợp nên cô Hầu xin trở về với núi rừng yêu dấu của mình. Trước khi ra đi, bà có nói với hoàng hậu rằng:

 

- Chị ở lại bên cạnh người Trời (Nguyễn Nhạc), em phải về rừng để phòng hậu sự sau này.

 

Và quả nhiên như dự đoán của cô Hầu, sau khi vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) mất, rồi không lâu thì vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc) qua đời, nhà Tây Sơn rơi vào mâu thuẫn nội bộ, suy yếu rồi bị đánh bại.

 

Để tránh nạn, hoàng hậu Trần Thị Huệ đã đem hai con và cháu nội chạy lên vùng An Khê nương tựa vào cô Hầu.

 

Ở vùng rừng núi, tuy điều kiện khó khăn nhưng được sự đùm bọc, bảo vệ của đồng bào dân tộc nơi đây nên dù nhà Nguyễn đã nhiều lần cho quân lùng bắt, truy tìm nhưng đều không thành công, nhờ đó mà hai bà hoàng của vua Nguyễn Nhạc sống yên ổn cho đến cuối đời, rồi mất trên đất Tây Nguyên.

 

Họ chính là những người phụ nữ hiếm hoi của nhà Tây Sơn không phải chịu cảnh trả thù khốc liệt.

 

Sau khi cô Hầu mất, người Bana ở địa phương, khi tổ chức lễ hội; già làng đọc lời khấn mời Trời và các vị thần linh (thần núi, thần sông…) cũng có lời khấn cầu về sự linh thiêng của cô Hầu.

 

Ơi Yang Đak, Yang Gia,

 

Ơi Book Tang.

 

Ơi Yă Đố,

 

Dân làng xin mời về…

 

Bà chúa Hỏa, anh dũng hi sinh nơi trận tiền

 

Bà chúa Hỏa hay còn gọi là Bà Hỏa, nữ chúa Thị Hỏa là thủ lĩnh của người Chăm quản lĩnh một vùng đất rộng lớn mà sử sách xưa thường gọi là "nước Hỏa Xá". Địa bàn của bà chúa Hỏa trải rộng khắp khu vực miền núi ngày nay thuộc phía tây nam Phú Yên kéo dài đến Cheo- reo (Kon Tum).

 

Trong quá trình tập hợp, xây dựng lực lượng, anh em Nguyễn Nhạc đã tìm đến bắt liên lạc, kết thân với Bà chúa Hỏa. Một điều cũng nên biết, đó là Nguyễn Lữ, người thứ ba trong "Tây Sơn tam kiệt" có mối quan hệ đặc biệt với bà chúa Hỏa.

 

Tương truyền, Nguyễn Lữ là người tu theo Minh giáo (còn gọi là đạo Ma-ní), thờ thần lửa và dùng bùa phép để chữa bệnh, trừ tà; đây là đạo khá thịnh hành ở vùng Tây Sơn thượng đạo và khu vực cao nguyên thuở xưa.

 

Là đệ tử của bà chúa Hỏa nên các dân tộc quanh vùng rất kính trọng Nguyễn Lữ, còn người Kinh thì gọi ông là thầy tư Lữ (thầy là thầy tu, còn tư là vì ông là con thứ ba trong nhà). Thật là:

 

Phía Tây dân Thượng hiền hòa,

 

Kết minh cùng họ coi là bình phong.

 

Chính nhờ mối quan hệ đó và việc khôn khéo trong vận động mà các các bộ lạc thuộc Hỏa Xá đã tham gia tích cực và trở thành lực lượng quan trọng của nghĩa quân Tây Sơn trong những ngày đầu, bởi vậy dân gian có câu ca rằng:

 

Thượng du lớn nhỏ đồng tình,

 

Theo ông Hai Nhạc luyện binh tháng ngày.

 

Lập đoàn cung thủ rất hay,

 

Đến khi lâm trận sau này ra oai.

 

Một bộ phận người Chăm tại trấn Thuận Thành (nay thuộc tỉnh Bình Thuận) do Kế Pù Tá đứng đầu ủng hộ và tham gia phong trào Tây Sơn từ rất sớm thì ở một địa bàn khác là động Thạch Thành (nay thuộc huyện Sơn Hòa và Sơn Thành, tỉnh Phú Yên) bà chúa Hỏa cũng đem toàn bộ lực lượng của mình gia nhập nghĩa quân khi anh em Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa.

 

Nhờ được sự hỗ trợ của bà chúa Hỏa, năm Qúy Tị (1773) quân Tây Sơn đã đánh chiếm được Phú Yên tạo thế ỷ dốc làm bàn đạp mở rộng địa bàn kiểm soát ra các phủ Bình Khang, Diên Khánh, Bình Thuận.

 

Sau thắng lợi này, Nguyễn Nhạc phục hồi danh vị Phiên Vương cho bà chúa Hỏa và giao cho bà nhiệm vụ trấn giữ động Thạch Thành, bảo vệ vùng Tây Nam Phú Yên, đề phòng sự phản công của chúa Nguyễn từ mặt nam.

 

Mùa hè Giáp Ngọ (1774), chúa Nguyễn sai danh tướng Tống Phúc Hiệp đem quân từ Hòn Khói (nay thuộc Nha Trang) đánh chiếm Bình Thuận, Diên Khánh, Bình Khang. Quân Tây Sơn yếu thế phải lui về giữ Phú Yên.

 

Sau khi chiếm Diên Khánh, tháng 5 năm Ất Mùi (1775), Tống Phúc Hiệp đem 2 vạn quân chia làm hai đường thủy bộ tiến đánh Phú Yên.

 

Biết không thể hạ thành Phú Yên nếu không diệt được căn cứ Thạch Thành, bởi vậy Tống Phúc Hiệp trực tiếp chỉ huy quân vượt đèo Tam Độc đánh thẳng vào đội quân của bà chúa Hỏa.

 

Mặc dù chiến đấu rất dũng cảm nhưng do lực lượng chênh lệch nên quân của bà chúa Hỏa dù có tượng binh và kỵ binh nhưng không cản được bước tiến của quân Nguyễn.

 

Trong trận chiến này, bà chúa Hỏa đã tử trận, quân Nguyễn thừa thắng tiến ào ạt, quân Tây Sơn lui về giữ La Thai và đèo Cù Mông.

 

Nhắc đến vai trò của bà chúa Hỏa đối với phong trào Tây Sơn và sự hi sinh của bà, truyền tụng trong dân gian Phú Yên có câu ca như sau:

 

Thạch Thành voi ngựa kéo ra,

 

Eo Gió kéo xuống quân đà hội quân.

 

Chúa Chàm Thị Hỏa chí nhân,

 

Giúp ông Hai Nhạc định phần Phú Yên.

 

La Thai quyết chí đôi bên,

 

Phúc Hiệp trúng kế chạy liền vô Nam.

 

Sa trường gươm giáo ngổn ngang,

 

Thây phơi thành lũy máu loang gò đồi.

 

Giữa vòng đạn lạc, tên rơi,

 

Xót thương nữ chúa vội rời ba quân.

 

 

Tài liệu tham khảo:

 

1. Ấp Tây Sơn (Nguyễn Bích Ngọc) - NXB Văn hóa thông tin, 2008

2. Danh tướng Việt Nam tập 3 (Nguyễn Khắc Thuần) – NXB Giáo dục, 1998

3. Kể chuyện người anh hùng áo vải (Phạm Trường Khang) - NXB Văn hóa thông tin, 2009

4. Trầm tích Tây Sơn thượng (Quốc Thành) – NXB Văn hóa thông tin, 2012

5. Văn học dân gian Tây Sơn (Nguyễn Xuân Nhân) – NXB Trẻ, 1999

 

Tháng 7 năm Ất Mùi (1775), Nguyễn Nhạc sai em là Nguyễn Huệ bất ngờ đem quân từ Quy Nhơn vào đánh úp tiêu diệt cả quân thủy và quân bộ của Tống Phúc Hiệp. Viên tướng này phải rút chạy về giữ Vân Phong (còn có tên là Hòn Khói); đất Phú Yên lại thuộc quyền cai quản của quân Tây Sơn.

 

Không rõ sau này, khi lập ra triều đại mới, anh em Nguyễn Nhạc có ban sắc truy phong để ghi nhận công lao của bà chúa Hỏa hay không, nhưng trong dân gian, những lời ca, những câu chuyện truyền tụng chính là tấm bia miệng truyền đời về một nữ tướng người dân tộc trong đội quân Tây Sơn anh dũng.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Lê Thánh Tông - vị Hoàng đế mở cõi (19-08-2016)
    Những câu chuyện lạ lùng về 'năng lực bí ẩn' của vua chúa VN (15-08-2016)
    Khuông Việt - vị quốc sư đầu tiên của Việt Nam (11-08-2016)
    Ngô Thì Nhậm - khuôn mặt trí thức lớn thời Tây Sơn (04-08-2016)
    Trần Nhân Tông: Trí giả anh minh, nhà văn hóa kiệt xuất (30-07-2016)
    Một vài tham quan khét tiếng trong sử Việt (26-07-2016)
    Hé lộ về 7 bà vợ của Hoàng đế Quang Trung (20-07-2016)
    Đinh Tiên Hoàng và những cuộc hôn nhân chính trị (15-07-2016)
    Cuộc khởi nghĩa đẫm máu của 'Hoàng đế' Phan Xích Long (08-07-2016)
    Những vị vua học vấn uyên thâm nhất lịch sử Việt Nam (29-06-2016)
    Quan võ thời xưa được thi tuyển như thế nào? (21-06-2016)
    Việt Nam sẽ thế nào nếu vua Quang Trung sống lâu hơn? (14-06-2016)
    Chuyện về đội nữ binh bí mật của vua Thành Thái (08-06-2016)
    Cuộc hành hình lạ lùng nhất trong lịch sử Việt Nam (01-06-2016)
    Đại Việt thời Trần đã 'thoát Trung' như thế nào? (26-05-2016)
    Vua Duy Tân: Nước bẩn thì lấy máu mà rửa (17-05-2016)
    Thành Đa Bang và trận đánh quyết định số phận nhà Hồ (10-05-2016)
    10 chiến dịch quân sự khó tin trong lịch sử Việt Nam (05-05-2016)
    Vì sao Thanh Hóa là cái nôi sản sinh vua chúa Việt? (28-04-2016)
    Ẩn số lịch sử về Hùng Kính Vương - vị Vua Hùng thứ 19 (21-04-2016)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152757350.